Những điều cần biết về bố trí ánh sáng trong kiến trúc nhà ở
Việc thiết kế ánh sáng trong kiến trúc nhà ở, đòi hỏi các nhà thiết kế phải hiểu rõ được tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan của căn nhà. Các nhà thiết kế phải nghiên cứu kỹ lưỡng về các yếu tố tự nhiên cũng như kiến trúc nội thất của căn nhà để có thể vừa hài hòa được ánh sáng mà lại mang tính thẩm mỹ cao cho căn nhà.
2 loại ánh sáng trong kiến trúc nhà ở
Để căn nhà thêm tính thẩm mỹ thì việc kết hợp 2 loại ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo là rất cần thiết. Vậy nên hãy cùng nhau tìm hiểu về 2 loại ánh sáng này nhé!

Nguồn ánh sáng tự nhiên cự kỳ quan trọng
Ánh sáng tự nhiên là nguồn ánh sáng miễn phí và dồi dào nhất hiện nay. Nguồn ánh sáng này được lấy từ ánh sáng mặt trời, mặt trăng hay các vì sao – những món quà ánh sáng mà thiên nhiên ban tặng.

Nguồn ánh sáng tự nhiên được áp dụng trong thiết kế nội thất thông qua hệ thống cửa, giếng trời, ô ánh sáng…Mặc dù chúng ta không thể điều chỉnh được trực tiếp cường độ của loại ánh sáng này nhưng chúng ta có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như tấm gương, kính màu… để lựa chọn màu sắc phù hợp trong trang trí nội thất.
Ánh sáng nhân tạo với khả năng tuỳ chỉnh cao
Nguồn sáng nhân tạo là nguồn sáng do con người tạo ra để đem lại ánh sáng như đèn điện, đèn trang trí,… Với nguồn sáng này chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh cường độ màu sắc bằng cách sử dụng các loại đèn khác nhau như đèn chùm, đèn led, đèn ốp tường,… tại bất cứ vị trí nào trong căn phòng.

Song hành cùng ánh sáng tự nhiên thì nguồn sáng nhân tạo cực kỳ quan trọng trong thiết kế nội thất. Ngoài công việc chủ đạo là tạo ra ánh sáng cho căn phòng thiếu sáng hoặc ban đêm thì việc kết hợp các màu sắc, vị trí lắp đặt sẽ giúp căn phòng trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn và tạo một không gian rất riêng cho mỗi công trình.
Những lưu ý cần thiết cho thiết kế ánh sáng trong nhà ở
Thiết kế ánh sáng sao cho phù hợp với từng không gian, từng mục đích của căn nhà là điều rất khó, như ánh sáng phòng khách, ánh sáng phòng ngủ, ánh sáng phòng tắm,… mỗi không gian đều sẽ có những thiết kế ánh sáng khác nhau và tuỳ vào yêu cầu của gia chủ.
Thiết kế ánh sáng trong từng không gian sống

Thiết kế ánh sáng cho phòng khách
Bố trí ánh sáng phòng khách hợp lý sẽ giúp không gian phòng khách có điểm nhấn, tôn lên tính thẩm mỹ cho căn nhà. Vậy nên, phòng khách cần tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và kết hợp với ánh sáng của đèn chiếu sáng.
Để tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên thì khi bố trí phòng khách bạn nên sử dụng những tấm cửa kính lớn để đón được ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài, giúp cho không gian phòng khách được thoáng mát và gần gũi hơn.

Giúp phòng khách được hài hòa hơn, bạn nên bố trí thêm những chiếc đèn chiếu sáng. Một chiếc đèn chùm với thiết kế sang trọng cùng những chiếc đèn treo tường bằng gỗ và đèn treo tranh sẽ là một lựa chọn tốt cho phòng khách của bạn. Với loại đèn này sẽ khiến cho căn nhà của bạn thêm phần sang trọng hơn.
Thiết kế ánh sáng cho phòng ngủ
Ánh sáng phòng ngủ không chỉ để phục vụ những nhu cầu cần thiết như đọc sách, thay đồ, trang điểm,… mà nó phải đảm bảo được tính thẩm mỹ mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái và thư giãn nhất trong quá trình sử dụng.
Khác với tất cả những không gian khác trong căn nhà, phòng ngủ cần ánh sáng “mềm mại”. Bởi, phòng ngủ là không gian riêng tư nên cần được thiết kế với phong cách cá nhân và phù hợp với sở thích của người dùng. Vậy nên, thiết kế ánh sáng cũng cần được lựa chọn sao cho phù hợp và có thể thắp sáng được căn phòng mỗi khi màn đêm buông xuống.

Phòng ngủ cũng cần được bố trí những sáng ánh khác nhau, loại đèn khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng như xem phim, trang điểm, hay giấc ngủ,… ngoài những đèn downlight chiếu sáng chính thì cũng nên có thêm những ánh sáng phụ từ những chiếc đèn trang trí vừa giúp phòng ngủ thêm lung linh vừa mang lại cảm giác thoải mái đến người sử dụng.

Thiết kế ánh sáng trong kiến trúc cầu thang
Thiết kế ánh sáng cho cầu thang vẫn luôn bị xem nhẹ trong thiết kế nội thất nói chung. Đa số các nhà thiết kế sẽ tập trung vào những không gian chính trong căn nhà mà quên đi không gian phụ, điều này sẽ khiến căn nhà mất đi vẻ thẩm mỹ.
Với những đèn Led trang trí đặt tại các bậc cầu thang, đó không chỉ là ánh sáng cho sự an toàn của bạn mà còn là cách khoe cầu thang tinh tế nhất.

Ngoài ra, có thể sử dụng ánh sáng từ những chiếc đèn thả trần hoặc đèn treo tường bằng gỗ để tăng vẻ đẹp sang trọng cho căn nhà.

Thiết kế ánh sáng cho phòng bếp, phòng ăn
Phòng bếp chính là nơi giữ lửa cho căn nhà, bếp không đơn giản chỉ là nơi để nấu mà còn là nơi để mọi người tụ họp ăn uống sau thời gian làm việc và học tập mệt mỏi.
Thiết kế ánh sáng phòng ăn phải được kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, cần được bố trí nhiều cửa sổ thông thoáng để tạo cho phòng ăn cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Ngoài việc lấy ánh sáng tự nhiên thì nhà bếp cần đảm bảo được ánh sáng mỗi khi trời tối. Nên lắp đặt những loại đèn với ánh sáng vừa phải và có thể điều chỉnh hắt lên, hắt xuống mỗi khi cần. Nhằm tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp nhà mình bạn cũng có thể lắp đặt thêm một chiếc đèn thả trần bàn ăn để giúp cho bữa ăn thêm ấm áp, dễ dàng kết nối mọi người với nhau hơn.
Xem thêm: Các mẫu đèn thả bàn ăn dẫn đầu xu hướng
Thiết kế ánh sáng cho phòng tắm
Phòng tắm là không gian giúp con người thư giãn, trút bỏ mọi phiền muộn, bụi bặm sau những ngày làm việc mệt mỏi bên ngoài. Mỗi không gian phòng tắm đều sẽ có những thiết kế và bố trí khác nhau nên cần phải lựa chọn thiết kế ánh sáng sao cho phù hợp.

Phòng tắm là nơi tiếp xúc với nước rất nhiều, nên đèn trong phòng tắm cần đáp ứng được việc tiết kiệm năng lượng, có khả năng chịu được ẩm ướt, màu ánh sáng mát mẻ, dịu nhẹ. Vậy nên, với phòng tắm thì đèn Led chính là một lựa chọn tối ưu. Với nhiều mẫu mã đẹp, đèn Led trang trí sẽ khiến cho phòng tắm trở nên lung linh hơn, an toàn hơn.
Tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà
Màu – sắc, sự phân bố và cường độ ánh sáng là một trong những yếu tố chủ đạo tạo nên chất lượng thẩm mỹ. Từ đó, sự hòa hợp giữa kiến trúc và ánh sáng rất cần được quan tâm trong thiết kế nội thất.

Khi căn nhà không có ánh sáng tự nhiên thì ánh sáng nhân tạo sẽ phát huy được tối ưu công dụng của mình. Với cách bố trí ánh sáng linh hoạt và khoa học, bạn sẽ có cảm giác như đang được sống trong thiên đường ánh sáng trong chính ngôi nhà của mình.