Bật mí cách chọn kích thước phòng bếp phù hợp với không gian nhà ở
Phòng bếp đóng vai trò rất quan trọng trong không gian nhà ở và được xem như là linh hồn của căn nhà. Vậy nên, việc lựa chọn kích thước phòng bếp cần phải xem xét kỹ lưỡng sao cho phù hợp với diện tích căn nhà mà vẫn phải đảm bảo được sự tiện nghi, mang lại cảm giác thoải mái mỗi khi sử dụng.
Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý?
Mỗi ngôi nhà sẽ có thiết kế khác nhau và diện tích nhà ở cũng khác nhau, nên kích thước phòng bếp cũng sẽ bị thay đổi theo. Thông thường thiết kế kích thước phòng bếp ở Việt Nam sẽ có 3 loại được sử dụng nhiều là 15m2, 20m2, 25m2.
Tuy nhiên, nó sẽ còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của người sử dụng và diện tích căn nhà để có thể đưa ra một kích thước hợp lý nhất.
Đa số xu hướng thiết kế phòng bếp ở các chung cư hay nhà ống thường sẽ thiết kế liên thông với phòng khách vừa để tiết kiệm diện tích mà vừa mang lại cảm giác thoáng mát, rộng rãi hơn.
3 mẫu thiết kế phòng bếp đẹp với kích thước phổ biến
Kích thước phòng bếp 15m2
Kích thước này phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ, ít thành viên. Do không gian khá chật hẹp, nên bạn cần chọn những tông màu tươi sáng để tạo cảm giác thoáng mát. Cần sắp xếp đồ đạc hợp lý, nên chọn những nội thất thông minh để có thể tiết kiệm không gian cho phòng bếp, vừa mang đến sự tinh tế mà cũng không kém đi phần sang trọng.
Kích thước phòng bếp 20m2
Đây là kích thước trung bình cho phòng bếp, với tone màu trắng là chủ đạo sẽ giúp căn bếp của bạn rộng rãi hơn. Với kích thước 20m2 bạn có thể thiết kế thêm một chiếc bàn ăn để không gian phòng bếp trông thêm phần đầy đủ và tiện nghi hơn. Ngoài ra, việc đặt bàn ăn ở phòng bếp cũng sẽ giúp mọi người được gần gũi nhau hơn qua những bữa ăn thân mật.
Kích thước phòng bếp 25m2
Kích thước 25m2 sẽ phù hợp với những gia đình có diện tích nhà ở lớn. Với kích thước này gia chủ có thể thoải mái thiết kế và trưng bày theo phong cách mà mình mong muốn để mang lại sự tiện ích tối đa cho người sử dụng.
Ngoài những đồ vật và thiết kế thiết yếu trong phòng bếp, gia chủ cũng có thể thiết kế thêm quầy bar có kích thước từ 1m2 – 1m5,…vừa để thư giãn và chill cùng bạn bè mà lại mang đến sự sang trọng, tinh tế đến lạ thường.
Kích thước không gian những khu vực trong phòng bếp
Các khu vực trong phòng bếp
Thiết kế khu vực phòng bếp cần được tận dụng tối ưu diện tích và phải thuận tiện nhất khi sử dụng. Mỗi khu vực trong phòng bếp sẽ có những chức năng khác nhau, và việc phân riêng ra từng khu vực cũng sẽ giúp việc nội trợ được thuận tiện hơn.
Thông thường không gian nhà bếp sẽ được thiết kế theo hình chữ L, I hoặc chữ U, chia ra thành 5 khu vực để dễ dàng di chuyển:
Khu vực bồn rửa: rửa thực phẩm, chén,…
Khu vực nấu ăn: bếp nấu, máy hút mùi,..
Khu vực cất giữ thực phẩm: tủ lạnh, thực phẩm khô,…
Khu vực soạn đồ: sơ chế đồ,…
Khu vực đồ dùng: xoong nồi, bát,…
Để cho phù hợp thì tổng chiều dài các cạnh của tam giác không được lớn hơn 8m và chiều dài mỗi cạnh tối thiểu là 1,6m và không được lớn hơn 2,7m.
Nếu phòng bếp nhà bạn có thêm khu vực bàn đảo thì khoảng cách từ đảo đến bếp nên là 0,9m đến 1,2m và có chiều cao 0,81m.
Chiều cao tủ bếp
Chiều cao tủ bếp cần được thiết kế phù hợp với chiều cao của mọi thành viên trong gia đình bạn. Đặc biệt là đối với người thường xuyên làm công việc nội trợ.
Tủ bếp dưới thường sẽ được thiết kế với chiều cao là 0,81m – 0,86m, và chiều sâu là 0,6m. Tủ bếp trên sẽ thường cao khoảng 0,8m và chiều sâu tiêu chuẩn là 0,35 – 0,45m. Khoảng cách từ tủ bếp dưới đến tủ bếp trên là 0,6 – 0,7m. Với kích thước này sẽ giúp người nội trợ có thể thoải mái hơn khi nấu ăn.
Kích thước phòng bếp rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của người nội trợ. Do đó, để có được trạng thái thoải mái, thư giãn hơn mỗi khi vào bếp thì bạn hãy lựa chọn cho không gian bếp nhà mình một kích thước hợp lý nhất nhé!